Giới thiệu chung về phương pháp trồng rau thủy canh
Hiểu một cách nôm na: thủy là nước, canh là canh tác, trồng trọt. Thủy canh là trồng trọt trong môi trường nước. Như vậy, đây là phương pháp hoàn toàn mới, trái ngược với việc trồng cây trên đất thông thường: thời gian tăng trưởng nhanh hơn, cho năng suất hơn, ít sâu bệnh hại hơn.
Có hai loại thủy canh cơ bản: Thủy canh hồi lưu là quá trình dung dịch được tự động bơm lên để tưới cho các loại rau trong kệ trồng bằng máy bơm, nước sẽ được luân hồi trong kệ để đảm bảo sự phát triển của thực vật; thủy canh tĩnh: dùng dung dịch thủy canh trong chậu đã được pha sẵn và trồng những cây giống vào đó. Nhìn chung, phương pháp thủy canh rất đơn giản, dễ trồng và không tốn quá nhiều công sức để chăm sóc.
Đối với loại thứ 2: trồng rau thủy canh trong chậu theo dung dịch pha sẵn thì được tiến hành theo các bước như sau:
Mô hình trồng rau thủy canh này giúp cây rau có đủ lượng dinh dưỡng thiết yếu để sinh trưởng, đồng thời dễ dàng cách ly được sâu bệnh (chủ yếu tới từ đất và nước). Các loại rau ăn lá đều rất thích hợp để trồng trong môi trường thủy canh: xà lách, họ nhà cải, rau muống…
Các bước trồng rau thủy canh tại nhà trong chậu theo dung dịch pha sẵn
Bước 1:
Xốp ta khoét thành nhiều lỗ tròn vừa với cốc nhựa dùng 1 lần đã chuẩn bị.
Lót một lớp ni lông đen phủ kín đáy và thành khay nhựa, buộc dây chun, dây vải cho chắc để làm môi trường thủy canh cho rau.
Cắt lỗ cho cốc
Trộn hỗn hợp giá thể gồm 1/2 trấu, 1/2 xơ dừa rồi đổ vào cốc đã đục, nhớ chỉ đổ đầy 2/3 cốc thôi nhé. Sau đó ta rải hạt giống đã ngâm vào.
Ta đổ đầy nước vào chậu thủy sinh, cố gắng tính toán chính xác lượng nước cho vào, sau đó cho dung dịch TriMix Dt dành cho trồng rau thủy canh vào với tỉ lệ 1 lit nước – 1 nắp dung dịch.
Rồi ta đặt các cốc hạt giống đã thao tác vào từng ô nhỏ của miếng xốp, đặt miếng xốp lên trên khay nhựa, cố gắng đặt cân đối nếu không sau này rau lớn lên dễ bị lệch, bị đổ. Vậy là xong.
Bước 2: Chăm sóc khi trồng rau thủy canh
Mô hình trồng rau thủy canh này khá là nhàn, hàng ngày bạn chỉ cần lưu ý cho rau tắm nắng từ 5-6h, tránh mưa. Hôm nào trời quá nóng thì sử dụng bình phun xương để tạo độ ẩm nuôi thân và lá rau. Sau khoảng 5 ngày sẽ có những mầm nhú rõ ràng, cốc nào không lên mầm các bạn rút cốc bỏ ra nhé.
Sau khoảng 15 ngày là ta có thể thu hoạch lô rau thủy canh rồi đấy ạ.
Lưu ý khi thu hoạch rau thủy canh ta cắt sát gốc, để lại 1 nhánh lá cuối để tạo dinh dưỡng cho lần trồng tiếp theo.
Điều kiện cần thiết để trồng rau thủy cảnh
Sân thượng có mái che là nơi thích hợp nhất để trồng rau thủy canh, vì rau cần ánh sáng để quang hợp ít nhất 6-7h mỗi ngày, nhưng đồng thời cũng phải tránh được mưa vì nó có thể làm loãng dung dịch thủy canh, khiến cho rau thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu.
Với những trưa hè nắng nóng cần tưới phun sương lên lá 2,3 lần/ ngày để rau được tươi và khỏe
Không để rau chết dễ, dung lịch không được ngập hoàn toàn rễ cây, chỉ tối đa 1/2 rễ thôi nha.
Dụng cụ cần thiết để trồng rau thủy canh tại nhà
Đầu tiên ta cần phải có thùng chứa, có thể dùng thùng xốp, hoặc chậu nhựa, chậu inox đều được, miễn là chứa được nước không rò rỉ, nên sâu lòng 1 chút, nông quá thiếu nước rất nguy hiểm, cứ sâu khoảng 15cm là ổn. Hoặc tìm 1 cái khay đựng rau củ, cá tôm của các chợ đầu mối ý, 1 miếng ni lông đen để lót.
Thứ hai ta cần có 1 tấm xốp, 1 ít cốc nhựa loại dùng 1 lần, 1 miếng xốp to, 1 lọ dung dịch TriMix Dt dành cho rau thủy canh.
Một bình tưới dạng phun xương để tạo độ ẩm cho thân và lá rau mỗi khi trời mưa nắng nóng quá đà.
Các bước trồng rau thủy canh tại nhà theo hệ thống thủy canh
Xây dựng hệ thống thủy canh
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của nhiều hộ gia đình, các dịch vụ lắp đặt hệ thống thủy canh tại gia cũng phát triển rất tiện lợi. Tuy nhiên, nếu có thời gian, các bạn cũng có thể tự tạo cho mình một hệ thống thủy canh vững chắc và khá đơn giản. Dưới đây là 3 mẫu kệ dành cho bạn tham khảo:
– Kệ thủy canh hình chữ A:
Kệ trồng rau thủy canh chữ A phổ biến hơn cả vì chắc chắn và dễ di chuyển. Đơn cử như mẫu kệ 8 ống, bạn cần khung sắt kích thước 1.55 x 1.45m, 8 ống thủy canh, máy bơm, thùng chứa dung dịch 30-40 lít. Các bước tiến hành gồm: lắp đặt khung kệ, lắp đai sắt giữ ống rồi lắp đặt ống trồng rau thủy canh là hoàn thành. Bạn có thể làm loại kệ 8, 10 hoặc 12 ống tùy nhu cầu.
Kệ trồng rau thủy canh chữ A phổ biến vì chắc chắn và dễ di chuyển.
– Mô hình kiểu giàn treo:
Mô hình này dành cho hộ gia đình có diện tích “khiêm tốn” nhưng vẫn muốn sở hữu một mảng xanh để trồng rau sạch. Lắp đặt chúng không quá khó, bạn cần một chiếc giàn có độ cao khoảng 2 mét với chiều dài tương tự, những chiếc ống được chuẩn bị lỗ khoan kích thước vừa đủ để đặt rọ nhựa, ống dẫn nước, thùng chứa cỡ lớn và thêm một giàn cáp thật chắc chắn để treo các ống này lên. Thế là đã sẵn sàng rồi đấy!
Mô hình kiểu giàn treo dành cho hộ gia đình có diện tích “khiêm tốn”.
– Hệ thống giàn thủy canh ngang:
Lựa chọn này dành cho những gia đình có diện tích sân thượng tương đối rộng và nhu cầu sử dụng rau nhiều. Các dụng cụ chuẩn bị thường bao gồm khung sắt, ống trồng, máy bơm, thùng chứa, có thể có mái che. Theo đó, các ống sẽ đặt trên các giá đỡ nằm ngang, dung dịch dinh dưỡng thủy canh được bơm lên cung cấp vào từng ống. Chiều dài ống tùy theo hiện trạng lắp đặt, tuy nhiên chỉ cần 8 ống, mỗi ống dài 6m và trồng luân phiên là gia đình bạn có thể có rau xanh ăn liên tục suốt tháng.
Trồng rau: Ươm cây con và chăm sóc
– Ươm cây con:
+ Đầu tiên bạn cần ngâm hạt giống trước khi gieo để đảm bảo hiệu quả tối ưu, có thể là tầm 1-2 tiếng đồng hồ trong nước ấm. Cho giá thể vào rọ nhựa, tưới nước đủ ẩm rồi bắt đầu gieo hạt.
+ Mỗi ngày tưới 1-2 lần, liên tục tưới ẩm vừa đủ cho đến khi cây bắt đầu nảy mầm và phát triển. Khi cây con ra được 2-3 lá thì có thể đưa lên hệ thống thủy canh.
– Quá trình chăm sóc:
+ Bơm nước vào bể chứa trước khi đưa cây con lên hệ thống thủy canh tuần hoàn. Dùng máy bơm 2 chiều đẩy dung dịch dinh dưỡng lên bể cấp. Dung dịch từ bể cấp sẽ chảy qua hệ thống ống dẫn và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Khi dung dịch trong bể cấp cạn bạn lại bơm 2 chiều đẩy dung dịch từ bể chứa lên bể cấp.
+ Sau khi đưa cây lên hệ thống thuỷ canh khoảng tầm 5 ngày thì chúng ta tiến hành tỉa cây. Mục đích của việc làm này là tỉa bỏ những cây xấu, loại đi những cây còi cọc. Trong quá trình chăm sóc bạn cũng cần thường xuyên nhổ cỏ và theo dõi sâu bệnh để phòng trừ kịp thời.
+ Mỗi đợt gieo trồng cây mới bạn cần bổ sung dinh dưỡng định kỳ 3 lần, cụ thể: lúc cây được 10 ngày, 15 ngày và 20 ngày tính từ khi đưa cây vào dung dịch. Lưu ý, trước khi thu hoạch 10 ngày thì tuyệt đối không bổ sung dinh dưỡng. Mỗi loại cây rau cần dinh dưỡng theo nhu cầu nên bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin của từng loại mình trồng để thuận tiện khi bổ sung dưỡng chất.
Những dụng cụ chuẩn bị để trồng rau theo hệ thống thủy canh
Để tiến hành trồng rau bằng phương pháp thủy canh, sau khi lắp đặt một hệ thống vững chắc như trên, chúng ta cần tiếp tục chuẩn bị các dụng cụ cơ bản sau:
– Những chiếc rọ nhựa dùng để ươm các loại cây con và nâng đỡ cây trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển.
– Dung dịch thủy canh: là dung dịch dinh dưỡng được tìm mua dễ dàng trên thị trường. Bạn cần chọn cơ sở sản xuất uy tín và làm theo hướng dẫn cụ thể khi pha dung dịch.
– Giá thể xơ dừa, cây con hoặc hạt giống rau cần trồng. Ưu điểm khi chọn phương pháp trồng rau thủy canh là bạn có thể trồng được các loại rau ăn lá kể cả khi trái vụ mùa.
– Bút đo nồng độ PH và bút đo hàm lượng TDS (đo hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước).
Vậy là chúng ta đã nắm rõ cách trồng rau thủy canh tại nhà rồi đúng không ạ, chỉ cần làm 5-6 khay rau để gối đầu nhau tôi đảm bảo các bạn sẽ đủ rau sạch để ăn quanh năm. Với cách trồng rau thủy canh khá đơn giản này mong rằng các bạn có thể chủ động đủ lượng rau sach cho gia đình sử dụng hàng ngày. Tất nhiên đây chỉ là phương pháp trồng tại nhà, không thể so sánh với các mô hình trồng rau thủy canh chuyên nghiệp như ở Đà Lạt được, vì họ đầu tư cả chục tỉ đồng mà.