Cách trồng mướp đắng trong thùng xốp trên sân thượng

Cách trồng mướp đắng trong thùng xốp trên sân thượng

cach-trong-muop-dang-trong-thung-xop-5

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua được xem là thần dược tốt cho sức khỏe và làm đẹp, trong mướp đắng có chứa nhiều thành phần dưỡng chất giúp thanh mát, giải nhiệt, chống oxy hóa và còn có lợi cho hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên trước tình trạng thực phẩm bẩn đáng lo ngại như ngày nay, người tiêu dùng không yên tâm khi mua rau mướp đắng ở chợ hay ở siêu thị. Họ chủ yếu tư trồng phục vụ nhu cầu của mình và của gia đình. Đó cũng chính là xu hướng lành mạnh của người dân thành thị nhằm phát huy tác dụng của rau sạch, góp phần bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan thành phố xanh sạch đẹp. Các bước trồng và chăm sóc không quá khó nhằn nếu bạn theo dõi đoạn dưới đây:

Chuẩn bị trồng mướp đắng trong thùng xốp

Để trồng rau thì trước hết phải chuẩn bị phân bón, đất đai và những dụng cụ trồng.

Thùng xốp: Thùng xốp bạn có thể tân dụng những hộp xốp của nhà mình, xin hàng xóm, tốt hơn nữa là bạn có thể mua tại các cửa hàng. Sau khi mua về, nên khoét lỗ dưới đáy để thoát nước.

cach-trong-cu-cai-trang-trong-thung-xop-trong-cu-cai-trang-tren-san-thuong

Đất dinh dưỡng: Đất Tribat, giá thể nền hữu cơ, hoặc hỗn hợp đất phù sa và phân trùn quế. Chuẩn bị giá thể hữu cơ: Trộn hỗn hợp đất phù sa và phân trùn theo tỷ lệ 50% đất phù sa + 50% phân trùn (hoặc 50% đất Tribat, giá thể nền hữu cơ). Đổ hỗn hợp đất phù sa và phân trùn vào chậu trồng rau cách miệng chậu 2cm.

Phân bón: Vì chúng mình đang muốn trồng rau sạch theo kiểu canh tác hữu cơ nên tốt nhất chỉ nên chuẩn bị những loại phân hữu cơ đã được ủ hoai. Bạn có thể mua phân chuồng đã ủ hoai tại các vùng quê chuyển lên hoặc cũng có thể tự ủ phân hữu cơ từ rác thải tại nhà.

Hạt giống, dụng cụ làm cỏ, thùng tưới nước có vòi hoa sen.

Hiện nay trên thị trường đã sản xuất một số loại giống khổ qua lai, tuy nhiên có hai loại chính đó là khổ qua trái xanh và loại khổ qua trái trắng đang được ưa chuộng.

Khổ qua là số một trong những cây trồng phổ biến nhất được ưa chuộng để canh tác ở các vùng khí hậu nhiệt đới. Cây mướp đắng có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên thích hợp nhất là vào vụ Đông xuân và vụ Hè thu.

Địa điểm trồng khổ qua phải ở nơi có nhiều ánh sáng và không gian để làm giàn cho cây leo. Nếu trồng tại nhà thì có thể trồng trong các thùng xốp và chọn những nơi gần hàng rào hoặc bờ tường để trồng.

Cách trồng mướp đắng trong thùng xốp

Bước 1: Làm đất

Trước khi trồng rau 1 tuần, bạn cần làm sạch và xới đất cho tơi xốp. Trộn đất với phân hữu cơ, xơ dừa, tro trấu và phơi đất để diệt hết các loại mầm bệnh. Bón lót thêm phân chuồng, super lân, kali sunfat với đất.

cach-trong-cu-cai-trang-trong-thung-xop-trong-cu-cai-trang-tren-san-thuong-1

Cây mướp đắng phù hợp trồng trên các loại đất thịt nhẹ, đất pha cát, loại đất có độ tơi xốp, khả năng hút ẩm cao, tuy nhiên phải chú ý không để đất bị ngập nước sẽ khiến cây mướp đắng bị thối rễ. Đất có độ pH từ 5.5 – 6.5.

Bước 2: Gieo hạt

– Chuẩn bị đất gieo hạt như hướng dẫn ở bước trên rồi cho lượng đất vào những khay chậu hoặc bầu ươm. Tưới một ít nước cho đất ẩm và xới đều, rạch đường thẳng hàng rồi dùng ngón tay ấn xuống đất tạo lỗ sâu 2cm, mỗi lỗ cách nhau 5 – 7cm.

cach-trong-muop-dang-trong-thung-xop-1

– Gieo hạt vào đất, đặt hạt đứng cho đầu nứt nanh xuống dưới, mỗi lỗ gieo 1 – 2 hạt và phủ một lớp đất mỏng lên. Khi gieo xong phun nước cho đất ẩm. Đặt chậu ươm bên cạnh nơi có ánh nắng ấm để thúc đẩy việc nảy mầm. Có thể rải Basudin vào đất để phòng trừ kiến gây hại.

– Mỗi ngày tưới phun sương cho bầu ươm 2 lần. Sau 2 – 3 ngày thì cây mọc. Hạt gieo được khoảng 7 – 10 ngày sẽ cho cây có từ 2 – 3 lá thật thì tiến hành bứng cây ra trồng vào ruộng, hoặc trồng riêng vào từng chậu, thùng xốp, xô nhựa cỡ lớn.

cach-trong-muop-dang-trong-thung-xop-2

Bước 3: Chăm sóc

Cây mướp đắng sau khi trồng cho cây con cao 25 – 30cm, có từ 5 – 6 lá và bắt đầu ra tua cuốn thì tiến hành làm giàn cho cây leo.

Có thể dùng cọc tre có đường kính ít nhất từ 3 – 5 cm, cao khoảng 2 – 3 mét tùy theo vị trí, diện tích và không gian trồng. Cắm cọc theo hình chữ A, hoặc chữ X và giăng dây nilong để làm giàn, giàn phải cao và đủ chắc để cây có thể leo bám được mà không bị đỗ, giàn càng vững chắc thì gốc cây càng cố định, tạo điều kiện cho cây phát triển và cho ra nhiều trái.

Nếu trồng trong chậu, thùng xốp tại nhà thì có thể làm giàn nghiêng tựa gần vào vách tường, lang can, hoặc hiện nay, mọi người cũng sử dụng lưới nylon để làm giàn cho cây mướp đắng rất tiện lợi.

Cần lưu ý điều chỉnh nhánh dây phân bố đều, tránh để các dây khổ qua chồng chéo lên nhau làm ảnh hưởng đến việc ra hoa, đậu quả. Ngoài ra bạn cần tưới nước mỗi ngày 2 lần thường xuyên để đủ độ ẩm.

Tưới nước:

  • Cây khổ qua cần được tưới nhiều nước để phát triển, vào mùa nắng thì cần tưới nước mỗi ngày để cung cấp độ ẩm cho cây phát triển, nhất là giai đoạn cây ra hoa kết quả, tránh để đất quá khô hạn hoặc ngập úng.
  • Vào mùa mưa thì cần chú ý vun luống cho cây cao để tránh bị ngập úng, không được để tình trạng đất bị ngập nước gây thối rễ và cũng không được để đất quá khô sẽ khiến cây bị còi cọc và cho ít trái.

Bón phân:

  • Giai đoạn sau khi trồng cây con được 1 tuần thì bắt đầu bón thúc lần 1 với hỗn hợp phân đạm, lân và urê pha với nước tưới vào gốc cây để giúp bộ rễ cây sinh trưởng tốt.
  • Khi cây được 4 – 6 lá thì có thể phun phân bón lá HVP 401.N để kích thích cây phát triển thân lá và rễ. Phun theo quy trình cách 7 – 10 ngày phun 1 lần cho đến khi cây bắt đầu ra hoa thì ngưng phun.
  • Giai đoạn cây được 20 ngày thì tiếp tục bón thúc lần 2 với lượng phân NPK 16-6-16, đạm và urê để kích thích cây phát triển nhánh. Mỗi lần bón thúc nên làm cỏ và vun đất vào gốc cho cây.
  • Thời điểm cây trồng được 1 tháng trở đi thì cứ cách 10 ngày cần bón thúc 1 lần với hỗn hợp phân NPK 16-6-16, đạm, kali và urê để tăng cường dưỡng chất nuôi cây ra hoa và cho quả. Có thể sử dụng phân chuồng ủ hoại, mùn mục hoặc tro trấu để bón vào gốc cây, tuy nhiên cần lưu ý không được dùng phân tươi để bón cho cây trồng.

cach-trong-muop-dang-trong-thung-xop-4

  • Thời điểm khi cây chuẩn bị ra hoa rộ thì có thể phun HVP 10-40-20 để kích thích cây ra hoa và tỉ lệ đậu trái cao. Quy trình phun 2 lần, lần 1 phun 10 ngày trước khi cây trổ hoa và lần 2 là sau khi cây đậu trái non, chú ý cần phun ướt đều các cành lá, nụ hoa và trái nhỏ.
  • Khoảng 30 – 40 ngày khi trồng thì cây khổ qua bắt đầu ra hoa. Thời kỳ này được xem là “nhạy cảm” nhất quyết định năng suất của cây, tùy theo điều kiện trồng, cây có thể tự thụ phấn nhờ côn trùng. hoặc bạn có thể tác động đến việc thụ phấn cho hoa bằng cách dùng cọ tăm bông dúi vào hoa đực để lấy phấn hoa và cọ vào nhụy của hoa cái để thụ phấn.
  • Sau khi hoa nở khoảng 1 tuần thì cây bắt đầu cho ra trái non. Ở giai đoạn này nên ngắt bỏ bớt lá quá dày mọc gần quả non để tạo điều kiện cho quả non nhận đủ ánh sáng để phát triển.
  • Sau khi cây đậu trái non được 10 ngày thì tiếp tục sử dụng phân bón lá HVP 401.N để phun theo quy trình cách 7 – 10 ngày phun một lần để kích thích trái khổ qua cho năng suất và chất lượng cao.

Phòng trị sâu bệnh ở khổ qua:

  • Trồng khổ qua cần chú ý đến một số loại sâu bệnh gây hại thường gặp như sâu xanh, sâu cuốn lá, sâu đục quả, ruồi đục trái,.. Đối với những loại sâu gây hại này thì nên luân phiên sử dụng một trong các loại thuốc như: Atabron 5 EC, Aztron 7000 DBMU, Biocin 16WP, Vibamec, Vertimec 1.8EC, Trigard 75WP, Polytrin P 440EC, Sherpa 20 EC, Sumicidin 10 EC, Cyperan 25 EC để tiêu diệt sâu hại.

cach-trong-muop-dang-trong-thung-xop-6

  • Nếu phát hiện trên cây khổ qua có sự tấn công của các loại rầy rệp, bọ trĩ, bọ rùa, nhện đỏ,… thì cần sử dụng một trong các loại thuốc như: Hopsan 50EC, PolytrinAdmire 50EC, Vibamec,Vertimec 1.8EC, DC-Tron plus 98.8EC, Comite 73EC, Cofidor 100Sl, Trebon 30EC, Ortus 5SC, Sherpa, Regent, Sakura,… phun vào mặt dưới lá và trên ngọn cây.

Bước 4: Thu hoạch

Khổ qua sau khi trồng khoảng 2 thì có thể cho thu hoạch trái, nếu chăm sóc tốt thì cây có thể cho thu hoạch nhiều đợt trong một vụ.

cach-trong-muop-dang-trong-thung-xop

Khi thu hoạch thì nên tỉa bớt các lá già, làm cỏ và vun gốc cho cây. Sau 2 – 3 đợt thu hái trái thì cần bón thúc cho cây với lượng phân NPK 20-20-15 pha loãng với nước để tưới cho cây để cây tiếp tục cho nhiều trái mới!