Dưa lê thích nghi với điều kiện khí hậu ấm áp, khô ráo, đầy đủ ánh nắng là điều kiện giúp dưa lê trổ nhiều bông cái và cho năng suất cao. Vì là loại cây ưa nhiệt nên dưa lê rất dễ trồng trong những mùa khô ráo, ít mưa. Thời vụ trồng dưa lê thích hợp có thể trồng từ tháng 1 – 9 âm lịch, Nếu trồng vào thời điểm thời tiết lạnh, trời âm u thì dưa lê sẽ phát triển chậm và dễ bị sâu bệnh phá hoại.
Chuẩn bị trồng dưa lê trong thùng xốp
Để trồng rau thì trước hết phải chuẩn bị phân bón, đất đai và những dụng cụ trồng
Thùng xốp: Thùng xốp bạn có thể tân dụng những hộp xốp của nhà mình, xin hàng xóm, tốt hơn nữa là bạn có thể mua tại các cửa hàng. Sau khi mua về, nên khoét lỗ dưới đáy để thoát nước.
Đất dinh dưỡng: Đất Tribat, giá thể nền hữu cơ, hoặc hỗn hợp đất phù sa và phân trùn quế. Chuẩn bị giá thể hữu cơ: Trộn hỗn hợp đất phù sa và phân trùn theo tỷ lệ 50% đất phù sa + 50% phân trùn (hoặc 50% đất Tribat, giá thể nền hữu cơ). Đổ hỗn hợp đất phù sa và phân trùn vào chậu trồng rau cách miệng chậu 2cm.
Phân bón: Vì chúng mình đang muốn trồng rau sạch theo kiểu canh tác hữu cơ nên tốt nhất chỉ nên chuẩn bị những loại phân hữu cơ đã được ủ hoai. Bạn có thể mua phân chuồng đã ủ hoai tại các vùng quê chuyển lên hoặc cũng có thể tự ủ phân hữu cơ từ rác thải tại nhà.
Hạt giống, dụng cụ làm cỏ, thùng tưới nước có vòi hoa sen.
Cách trồng dưa lê trong thùng xốp
Bước 1: Ngâm và gieo hạt giống dưa lê
Trước tiên bạn phải chọn hạt giống tốt, sau đó, ngâm hạt giống trong nước ấm 4 – 5 tiếng, sau đó mang hạt ủ vào khăn ẩm trong vòng 1 ngày để hạt nứt nanh.
Bước 2: Gieo hạt dưa lê
Cho hạt đã ngâm vào bầu ươm rồi phủ một lớp đất mỏng lên, để ở chỗ râm mát và tưới nước giữ ẩm cho hạt. Đất ươm hạt nên dùng đất trộn phân trùn hoặc phân chuồng để có đủ dinh dưỡng cho cây con khỏe mạnh.
Sau 2 ngày ươm giống, cây bắt đầu nảy mầm, bạn chỉ cần tưới nước với lượng vừa đủ để cây phát triển. Sau khoảng 8 – 10 ngày thì cây bắt đầu cho 2 lá thật.
Bước 3: Trồng cây con
Khi cây ra 2 -3 lá chính thì bạn bắt đầu đánh ra chậu trồng. Nếu trồng trong thùng xốp hoặc xô chậu thì phải chọn loại chậu có độ sâu và rộng, vì nếu chậu nhỏ thì sẽ làm ảnh hưởng đến bộ rễ và thân cây sẽ dễ bị đỗ. Đất trồng dưa lê cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là các loại phân hoai mục và NPK.
Nếu trồng trên ruộng thì bạn có thể trồng giàn hoặc trồng bò, tùy theo điều kiện đất trồng. Tuy nhiên dưa lê thuộc họ thân bò nhiều hơn bám giàn vì vậy mà nếu trồng ở ruộng thì nên để cây bò thì hiệu quả hơn và cũng tiết kiệm chi phí hơn. Lên luống rộng 1,5 – 2m, cao 25 – 30cm, rãnh rộng 30 – 35cm. Trồng cây theo hàng, cây cách cây 25 – 30cm.
Tạo hố đất sâu, nhấc nhẹ cây dưa lê con ra, rạch bao nylon rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn, vùi kín bầu cây dưới đất, đôn cho chặt gốc. Phủ rơm rạ, gỗ mùn, cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây trong thời gian đầu..
Nên trồng cây vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt. Khi trồng cây con xong cần tưới nước mỗi ngày 2 lần và che phủ tạo bóng râm trong 1 tuần đầu để cây con hồi sức
Bước 4: Tưới nước
Dưa lê cần được tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho đất, nhưng phải chú ý luôn giữ cho đất thông thoáng thoát nước.
Giai đoạn cây có từ 5 – 7 lá chính thì tiến hành bấm ngọn và ghim nhánh để cây phát triển nhánh. Vào thời điểm cây dưa lê cho ra hoa thì nên chú ý nếu muốn dưa lê sai quả thì cần ngắt ngọn dưa thường xuyên 2 ngày một lần khi cây dưa đủ 6 – 8 lá. Chúng ta sẽ tiến hành bấm ngọn 3 lần cho 1 cây dưa. Việc ngắt ngọn thường xuyên sẽ giúp cây phát triển dây, cho đậu quả nhiều.
Nếu trồng trong xô chậu thì khi cây có 5 – 6 lá thật thì bắt đầu cắm cọc làm giàn cho dây dưa lê leo. Khi cây ra quả non thì mỗi cây dưa chỉ nên để 6 – 14 trái tuỳ theo lực của cây. Để tránh bị gió lật giây dưa nên dùng đất phủ lên dây dưa hoặc dùng gim tre để cố đinh dây dưa.
Bước 5: Bón phân
Khi cây có 4 – 5 lá thì cần bón thêm kali, đạm. Phủ một lớp xơ dừa quanh gốc để giữ ẩm và tránh xói mòn đất khi tưới nước. Tới giai đoạn cây phát triển lá thì cần tưới đạm pha loãng quanh gốc.
Ở giai đoạn cây ra hoa và kết trái thì cần bón phân NPK để thúc hoa và quả. Bón thêm kali và đạm hàng tuần cho tới trước khi thu hoạch tầm 15 ngày.
Từ lúc hoa cái tàn tới lúc quả chín khoảng 30 – 40 ngày. Suốt thời gian đó cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho dưa đặc biệt là phân lân. Trong quá trình chăm sóc nên che quả dưa bằng lá để quả dưa không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp làm mất màu tự nhiên.
Để tăng khả năng kháng bệnh cho cây thì có thể phun phân bón kháng sinh Alpha Green định kỳ 1 tuần 1 lần trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Nếu trời có nắng mưa xen kẽ rất dễ bị bệnh lở cổ rễ và thối thân nên phòng trừ bằng thuốc Validacin hoặc Anvil.
Bước 6: Phòng trị sâu bệnh ở cây dưa lê
Dưa lê khá dễ trong việc chăm sóc và ít bị sâu bệnh, tuy nhiên nếu gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi, chế độ tưới nước và phân bón không hợp lý thì có thể phát sinh ra một số vấn đề gây hại từ sâu bọ, rầy rệp, bọ trĩ và một số bệnh thường gặp như cây bị héo xanh, thối đốt cây, sương mai, phấn trắng…
Bước 7: Thu hoạch
Từ lúc gieo hạt tới lúc thu hoạch khoảng 50 – 60 ngày. Quả dưa lê khi chín phải có màu trắng ngà và có mùi thơm, nếu quả còn mầu xanh thì là dưa đang còn non, và lúc này hái quả sẽ nhạt và có vị đắng