Cà pháo (tên khoa học: Solanum macrocarpon) là một loài cây lâu năm thuộc họ Cà (Solanaceae), nhưng thường được trồng lấy quả sử dụng làm rau ăn trong ẩm thực ở nhiều nước trên thế giới như là cây một năm.
Cà pháo là cây thân thảo nhẵn nhụi, mọc thẳng hay leo, cao tới 1,5 m với thân màu tím đen, hóa gỗ ở gốc.
Cà pháo là một món ăn khoái khẩu của rất nhiều người. Theo Đông y cà có chứa tính ngọt, hàn, có tác dụng tiêu viêm, nhuận tràng khá tốt.
Tuy nhiên trước tình trạng thực phẩm bẩn đáng lo ngại như ngày nay, người tiêu dùng không yên tâm khi mua quả cà pháo ở chợ hay ở siêu thị. Họ chủ yếu tư trồng phục vụ nhu cầu của mình và của gia đình. Đó cũng chính là xu hướng lành mạnh của người dân thành thị nhằm phát huy tác dụng của rau sạch, góp phần bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan thành phố xanh sạch đẹp. Các bước trồng và chăm sóc không quá khó nhằn nếu bạn theo dõi đoạn dưới đây:
Chuẩn bị trồng cà pháo trong thùng xốp
Để trồng rau thì trước hết phải chuẩn bị phân bón, đất đai và những dụng cụ trồng
Thùng xốp: Thùng xốp bạn có thể tân dụng những hộp xốp của nhà mình, xin hàng xóm, tốt hơn nữa là bạn có thể mua tại các cửa hàng. Sau khi mua về, nên khoét lỗ dưới đáy để thoát nước.
Đất dinh dưỡng: Đất Tribat, giá thể nền hữu cơ, hoặc hỗn hợp đất phù sa và phân trùn quế. Chuẩn bị giá thể hữu cơ: Trộn hỗn hợp đất phù sa và phân trùn theo tỷ lệ 50% đất phù sa + 50% phân trùn (hoặc 50% đất Tribat, giá thể nền hữu cơ). Đổ hỗn hợp đất phù sa và phân trùn vào chậu trồng rau cách miệng chậu 2cm.
Phân bón: Vì chúng mình đang muốn trồng rau sạch theo kiểu canh tác hữu cơ nên tốt nhất chỉ nên chuẩn bị những loại phân hữu cơ đã được ủ hoai. Bạn có thể mua phân chuồng đã ủ hoai tại các vùng quê chuyển lên hoặc cũng có thể tự ủ phân hữu cơ từ rác thải tại nhà.
Hạt giống, dụng cụ làm cỏ, thùng tưới nước có vòi hoa sen.
Cách trồng cà pháo trong thùng xốp
Bước 1: Làm đất
Trước khi trồng rau 1 tuần, bạn cần làm sạch và xới đất cho tơi xốp. Trộn đất với phân hữu cơ, xơ dừa, tro trấu và phơi đất để diệt hết các loại mầm bệnh. Bón lót thêm phân chuồng, super lân, kali sunfat với đất.
Bước 2: Gieo hạt
- Do hạt cà có vỏ dày và cứng, để hạt có thể nảy mầm được, trước khi gieo hạt cần ngâm trong nước (nước nóng 54 °C trong 10 phút hoặc nước thường trong 20 – 30 giờ).
- Lượng hạt giống gieo là 2g/m², sau khi gieo phủ một lớp rơm rạ mục hoặc rải một lớp trấu mỏng lên mặt đất.
- Sau khi cây mọc được 1 – 2 lá nếu quá dày, tỉa bớt những cây yếu, bị sâu bệnh, đảm bảo mỗi cây cách nhau 4 – 5 cm.
- Tưới nước phân chuồng nồng độ 10%, sau đó dùng nước sạch tưới rửa lại tránh cháy lá cây con. Khi cây con được 5 – 6 lá (vụ sớm: sau 20 –25 ngày; vụ chính: sau 25 – 30 ngày) thì đem trồng.
- Trước khi nhổ cây con đem trồng ra ruộng 5- 7 ngày không nên tưới nước cho cây. Cần tưới ẩm 4-5 giờ trước lúc nhổ cho dễ nhổ.
Bước 3: Chăm sóc
Tưới nước: Sau khi trồng cần tưới nước đủ ẩm, độ ẩm đất thích hợp nhất cho cây trong suốt thời gian sinh trưởng là 80%. Nước phân hữu cơ cần được ủ trước khi đem tưới.
Bón phân: Nên tiến hành bón ngay sau khi cấy cây con 1 tuần, bón nước phân pha với nồng độ 20-30% phân hữu cơ. Cách 5 – 7 ngày bón một lượt. Từ lượt bón thứ 3 trở đi, nồng độ phần tăng lên từ 30 – 40%. Sau khi cấy cây con 1 tháng, tiến hành bón phân hữu cơ vào gốc kết hợp với vun gốc cho cây.
Bón thúc đợt 2 vào thời kỳ từ sau khi có nụ đến khi có quả. Đợt này không nên bón nhiều để hạn chế cây mọc vống, rụng hoa quả. Nếu đất xấu cây phát triển kém, có thể bón 1 – 2 lượt.
Thúc đợt 3 vào thời kỳ từ sau khi cây có quả đến lúc thu hoạch rộ. Thời kỳ này cần bón nhiều phân cách 4 – 7 ngày bón một lượt. Tưới dung dịch phân hữu cơ với nồng độ 30 – 50%, thúc cho cây tiếp tục ra hoa kết quả.
Đợt 4 bón vào lúc thu hoạch rộ trở đi.
Phòng trừ sâu bệnh hại:
– Cần thâm canh, bón phân đầy đủ cho cây.
– Sử dụng các giống kháng bệnh.
– Kịp thời phát hiện sớm và loại bỏ những cây bị bệnh, đem xa khỏi ruộng và tiêu hủy. Để hạn chế sự lây lan của bệnh, có thể dùng các loại thuốc như Kasugamycin (Kasumin 2L), Streptomyces lidicus WYEC 108 (Actinovate 1SP), …
* Bệnh đốm nâu: Do nấm Cladosporium fulvum Cke gây ra.
Vết bệnh xuất hiện trên lá, ban đầu có màu nâu, cuối cùng chuyển sang màu đen. Bệnh lan dần ra toàn mặt lá làm cho lá khô và rụng.
Bệnh ban đầu xuất hiện ở các lá thấp, sau lan dần lên các lá trên. Bệnh phát triển mạnh khi cây ra hoa, hình thành quả và cao nhất lúc quả chín. Cây bị bệnh này có thể chết. Bệnh phát triển nhiều
Bước 4: Thu hoạch
Không nên để cà quá già làm cho quả bị giảm chất lượng và cây bị kiệt quệ, ảnh hưởng đến các đợt quả sau. Cách 2-3 ngày thu một lần.
Đối với cà pháo, cà bát khi để hạt giống chọn cây có nhánh to bằng thân chính, cành lá không rậm quá, trên cành có nhiều quả và quả tốt. Chọn lấy những quả mọc ở tầng thứ nhất và tầng thứ hai, những quả đã chín sớm nhiều hạt. Những cây lấy giống chỉ để mỗi cây 1-2 quả. Khi vỏ quả chuyển sang màu vàng, có vết rạn nứt, tai quả hơi cong lên, thu hoạch lúc này là tốt nhất. Thu về để vài ngày, sau đó bổ quả, lấy hạt phơi khô trong râm, cất giữ làm giống cho vụ sau.
Cũng có thể để hạt giống theo cách cổ truyền sau đây: để cho quả cà nhũn ra, bóp hạt vào tro, cho thêm nước trộn thành hỗn hợp tro, hạt, nặn thành nắm và gắn chặt vào tường gần bếp để khô tự nhiên, đến vụ đem bóp vụn và mang gieo. Cách để giống này rất thích hợp với quy mô trồng trọt nhỏ ở gia đình, tự túc cây giống.