Cây lộc vừng là một loài cây cho hoa đẹp nên khá nhiều người yêu thích trồng tại nhà. Những chậu cây nhỏ xinh này phù hợp với khu ban công tại nhà riêng hay những căn hộ chung cư giá rẻ. Tuy nhiên để trồng và chăm sóc cây lộc vừng này lại không hề dễ. Chúng tôi xin cung cấp những gợi ý nho nhỏ giúp bạn có thể tự trồng những chậu cây xanh tốt nhé!
Đặc tính của cây lộc vừng
Hoa Lộc vừng có nhiều loại khác nhau như lá tròn, loại lá dài, loài hoa màu hồng, loài Lộc Vừng hoa đỏ, loài hoa màu vàng… Loài nào hoa cũng ra từ thời điểm từ tháng 6 đến tháng 8 âm lịch nhưng loài lộc vừng lá tròn bao giờ cũng ra hoa sớm, bông dài và lâu tàn hơn loài lộc vừng lá dài.
Đất trồng cây Lộc vừng
Loại đất dùng để trồng phải là loại đất mầu, có trộn thêm các loại phụ gia như trấu, xỉ than lò gạch đập nhỏ cũng như một chút phân bón. Đất phải tơi xốp, thoáng và dinh dưỡng cao mới giúp Lộc vừng sống khỏe mạnh, xanh tốt quanh năm.
Cách trồng cây Lộc vừng
Kỹ thuật trồng cây Lộc vừng dù bất kể dù là bạn trồng cây Lộc vừng trong hang, bể hay chậu thì điều kiện tiên quyết đầu tiên đó là phải có lỗ thoát nước cho cây. Sau khi đã chuẩn bị xong bạn chỉ cần bỏ bầu cây vào chậu rồi ấn đất thật chặt để cây cố định. Sau đó nên xếp gạch và đá quanh bầu, tưới nước và chăm sóc cho đến khi rễ cây phát triển mạnh xuyên ra cả bên ngoài thì mới bỏ gạch đá ra và bịt lỗ thoát nước lại. Khi đó, bầu rễ sẽ ngâm trong nước thoải mái mà cây vẫn phát triển tốt và ra lộc, ra hoa đúng mùa. Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng tưới vừa đủ nếu không bị úng cây sẽ chết. Điều này sẽ không tốt cho phong thủy nhà bạn.
Cách chăm sóc cây Lộc vừng ra nhiều hoa
Cách chăm sóc cây Lộc vừng không khó nếu biết cách áp dụng kỹ thuật trồng cây đúng phương pháp. Bởi giai đoạn trồng cây quyết định tới 80% tới mức độ sinh trưởng và phát triển của cây. Cộng thêm cách chăm sóc khoa học sẽ tạo ra một cây Lộc vừng ra hoa đẹp đúng như mong muốn của bạn.
Để làm được điều đó thì trước hết cần thường xuyên tưới nước 1 ngày 2 lần để giữ độ ẩm vừa phải giúp cho cây ra rễ mới. Khi cây đã lớn mạnh, chứng tỏ phần rễ của cây đã khá vững chắc. Đặc tính của cây Lộc vừng là không cần bón phân vì chúng có sức sống cực mạnh, có chăng để cho cây xanh tốt, phát triển đồng đều các nhánh cành nên bón chút phân đạm theo định kỳ vài tháng 1 lần.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây Lộc vừng có có khá nhiều sâu hại. Để giảm thiểu tối đa cần tỉa bỏ những cành tăm, cành khuất tán để loại trừ nơi ẩn nấp của sâu bệnh và dồn nhựa sống nuôi cành chủ lộ sáng.
Nhân giống cây Lộc vừng
Nhân giống Lộc vừng bằng 2 phương pháp là hữu tính từ hạt đã chín cây và vô tính bằng chiết vào mùa nóng ẩm hoặc giâm vào mùa hanh lạnh khi lá rụng, chồi ẩn chưa hoạt động, đến đầu mùa Xuân tới mới được ra ngôi vào dịp Tết trồng cây.
Kỹ thuật làm cho Lộc vừng nở hoa theo ý muốn
Trước khi trổ hoa 1 – 1,5 tháng cần thúc bằng NPK vi sinh ngâm nước tiểu pha loãng thành nồng độ 7 – 10% tưới 1 lần/tuần, để cây hứng sáng nhiều hơn. Phải làm cho lộc vừng trút bỏ toàn bộ lá già trong thời gian ngắn nhất rồi sau đó tưới cho cây lượng phân kali hoặc natri hơi đậm.
Sau 4 ngày toàn bộ lá xanh trên cây chuyển thành lá vàng và sau 3 ngày tiếp theo cây rụng lá hết. Sau khi cây rụng hết lá, hàng ngày ta tiếp tục tưới nước vo gạo để bồi dưỡng và kích thích cây phát triển lá mới. Khoảng một tháng mầm lá và mầm hoa sẽ đâm ra, khi hoa tàn, ta lại tiếp tục làm theo trình tự trên, thì lộc vừng lại tiếp tục nở hoa.
Hi vọng với những gợi ý trên đây, bạn sẽ có được những chậu cây lộc vừng thật đẹp ngay tại ngôi nhà của mình!